Skip to contentSkip to main navigation Skip to footer

Lễ nghi bắt tay của Trung Quốc có ý nghĩa gì?

lễ nghi bắt tay của Trung Quốc

Bắt tay là phương thức biểu đạt cơ bản và hữu hảo nhất giữa người với người, là lễ nghi có thể dùng trong tất cả mọi hoàn cảnh, đặc biệt là khi hai bên lần đầu gặp mặt. Loại lễ nghi này không phải là lễ nghi truyền thống văn hóa Trung Quốc. Nhưng khi nó được lưu truyền từ các nước phương Tây sang, rất nhanh đã được mọi người tiếp nhận. Vậy thì ý nghĩa lớn nhất của lễ nghi bắt tay ở Trung Quốc là gì?

Ý nghĩa trong lễ nghi bắt tay của Trung Quốc

Bắt tay có nguồn gốc đến từ Châu Âu, từ sau cách mạng Tân Hợi thì bắt đầu hội nhập vào Trung Quốc. Nhà cách mạng Tôn Trung Sơn cho rằng, đất nước hơn mấy nghìn năm đều thịnh hành lễ nghi quỳ bái, là tượng trưng cho chế độ phong kiến và đẳng cấp của lễ giáo, muốn đạp đổ sự thống trị phong kiến của triều đại nhà Mãn Thanh thì nhất định phải phá tan lễ chế của nó.

Bắt tay là một bộ phận không thể thiếu trong giao tiếp. Lực nắm cùng với tư thế và thời gian dài ngắn luôn luôn có thể bày tỏ rõ nét thái độ và đãi ngộ của ta đối với đối phương, thể hiện rõ cá tính của cá nhân, để lại cho họ nhiều ấn tượng khác nhau. Ta cũng có thể thông qua cái bắt tay để hiểu rõ tính cách của họ, từ đó giành được quyền chủ động trong giao tiếp. Thông thường ta đều có thể bắt gặp người ta dùng  nghi lễ bắt tay khi hai bên lần đầu gặp mặt, người quen lâu ngày mới gặp, từ biệt hoặc đưa tiễn ai đó.

Trong một số hoàn cảnh đặc biệt, ví dụ khi muốn bày tỏ lời chúc, cảm tạ hoặc an ủi hay hai bên trong lúc trò chuyện có cùng điểm chung khiến người khác hài lòng, hoặc sự mâu thuẫn giữa hai bên đột nhiên có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt đều có thể thông qua cái bắt tay. Trong lúc bắt tay, cự ly cách đối phương hơn một bước chân, cơ thể hơi hướng về phía trước, hai tay để trong tư thế nghiêm, dơ ra tay phải, bốn ngón khép lại, tay cái hướng dưới, rồi bắt tay với người nhận lễ. 

bắt tay lịch sự

Nếu lòng bàn tay hướng xuống nắm chặt lấy đối phương, biểu hiện rõ lòng muốn chi phối người khác, và họ có ý tỏ ra rằng lúc này họ có địa vị cao hơn người khác. Ta nên tránh xa kiểu bắt tay kiểu ngạo và vô lễ như vậy. Ngược lại, bàn tay hướng vào trong sẽ biểu hiện ra một con người vô cùng khiêm tốn và kính cẩn, bình đẳng mà tự nhiên, đây là cách bắt tay thông thường và cũng là cách ổn thỏa nhất.

Bắt tay khi đang đeo găng tay là một hành vi vô cùng thất lễ. Đàn ông trước khi bắt tay nên tháo bỏ chiếc găng, cởi chiếc mũ xuống. Đàn bà có thể ngoại lệ. Trong lúc bắt tay, hai bên nhìn nhau, mỉm cười hỏi thăm, không nên nhìn sang người thứ ba vì như thế thể hiện rõ sự thất lễ vì mất tập trung.

Bắt tay ta nên khống chế thời gian từ 3-5 giây. Nếu như muốn bày tỏ sự chân thành của bản thân thì cũng có thể bắt với thời gian dài hơn, và đưa tay vài cái. Trong lúc bắt hai tay vừa chạm rồi bỏ ra luôn, thời gian quá ngắn sẽ khiến người khác cảm thấy giống như bắt cho xong chuyện hoặc đối phương có ý gì xấu. Còn thời gian quá dài, đặc biệt là với người khác giới hoặc người lần đầu gặp mặt, nắm chặt không buông, lại giống như thể hiện sự giả dối, thậm chí còn bị người khác nghi ngờ rằng “lợi dụng cầm tay” .

*Giữa trưởng bối và hậu bối: Trưởng bối đưa tay ra xong thì hậu bối mới được đưa tay ra bắt.

*Giữa cấp trên và cấp dưới: Cấp trên đưa tay ra bắt, thì cấp dưới mới được bắt lại.

*Giữa nam giới và nữ giới: Nữ giới đưa tay ra xong, thì nam giới mới được đưa tay ra bắt. Tất nhiên, nếu như nam giới là người lớn tuổi hơn thì sẽ làm theo lễ nghi của trưởng bối và hậu bối.

Nếu như ta cần bắt tay với nhiều người, trong lúc bắt phải dựa theo thứ tự trước sau, từ cao đến thấp, từ người lớn tuổi hơn rồi mới đến người nhỏ tuổi hơn. Trước trưởng bối sau vãn bối, trước thầy cô sau học sinh, trước nữ giới sau nam giới, trước người đã kết hôn sau đó mới đến người chưa kết hôn, trước cấp trên rồi mới đến cấp dưới. Trong giao tiếp nếu quá đông người thì ta có thể bắt tay với những người bên cạnh, rồi quay sang gật đầu ra hiệu hoặc có thể khom lưng cúi chào. Nếu như muốn tránh những tình huống khó coi phát sinh, ta nên xem trước là đối phương có hoan nghênh mình hay không. Nếu đã nhận ra đối phương không có ý bắt tay, thì ta nên cúi đầu ra hiệu hoặc khom lưng nhẹ là được.

Trong những nơi làm việc, thứ tự của việc bắt tay trước sau sẽ được quyết định bởi thân phận và chức vị. Còn trong khi xã giao, nó chủ yếu sẽ quyết định bởi độ tuổi, giới tính và hôn nhân. Khi tiếp đãi khách đến thăm nhà, vấn đề này sẽ trở nên đặc biệt hơn chút, việc bắt tay sẽ do chủ nhà dơ tay chào hỏi với khách. Còn khi khách muốn chào từ biệt, thì sẽ do khách dơ tay để chia tay chủ nhà. “Trước hoan nghênh, sau từ biệt”. Nếu như trật tự bị đảo lộn, thì sẽ rất dễ gây ra hiểu lầm.

Bắt tay nhìn vào đơn giản, nhưng nó lại là cái lễ nghi tối thiểu trong giao tiếp. Một cái bắt tay nhỏ cũng có thể thể hiện được khí chất của cá nhân mình. Chỉ là một lễ nghi cơ bản nhưng lại bao hàm cả một triết lý thâm sâu trong đó.

Nguồn: 第一星座网

Biên Dịch: Nguyễn Bích Việt Anh

0 Comments

There are no comments yet

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *