Quyền lực quốc gia tối cao nhất trong thời đại lịch sử Trung Quốc đều là do hoàng đế nắm quyền. Năng lực và phẩm chất của hoàng đế quyết định đường lối của cả một triều đại. Trong lịch sử các triều đại đều xuất hiện rất nhiều các vị minh quân! Ví dụ như Hán Vũ Đế của thời nhà Hán, Đường Thái Tông của thời nhà Đường…nhưng các thời đại này cuối cùng cũng đều rơi vào kết cục bị hôn quân lật đổ. Vậy triều đại duy nhất không có hôn quân trong lịch sử Trung Quốc là triều đại nào? Triều đại này về sau có vận mệnh ra sao?
Triều đại Trung Quốc không có hôn quân – triều đại nhà Thanh.
Mục Lục
( Từ Hoàng Thái Cực/ Khang Hy/ Càn Long…Ai nấy cũng đều là một vị minh quân )
Thật ra triều đại nhà Thanh là triều đại mà đến ngay cả một vị hôn quân cũng không có! Tại sao lại như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Mình tin có nhiều bạn hay tìm hiểu đến lịch sử của thời nhà Thanh đều sẽ biết: Triều Thanh là chính quyền được người Nữ Chân kiến lập. Nỗ Nhĩ Cáp Xích là người hoàn toàn thống trị cả một bộ tộc Nữ Chân, sáng lập nên chính quyền Hậu Kim, là nền tảng cho việc khai quốc của triều đại nhà Thanh. Không cần nói, đây tuyệt đối là một vị minh quân. Tiếp theo chính là con trai thứ tám của Ái Tân Giác La. Nỗ Nhĩ Cáp Xích – Ái Tân Giác La Hoàng Thái Cực. Đây cũng là người sáng lập nên chính quyền triều Thanh, là vị hoàng đế khai quốc chính thức. Trong những năm tại vị chinh phục triều tiên, trọng dụng người hán làm quan, xã hội cực kỳ ổn định.
Hai người trên đều có thể nói đều là người sáng lập nên đại bộ phận thế lực quốc thổ. Còn những hậu duệ về sau thì phải cần bảo vệ lãnh thổ mà cha ông để lại. Vị hoàng đế thứ ba của thời nhà Thanh là Thuận Trị đế. Đây cũng là vị hoàng đế đầu tiên định đô ở Bắc Kinh. Trong thời gian tại vị, Thuận Trị đã trừng phạt rất nhiều tên tham quan, đồng thời cũng rất chú trọng sự phát triển của nông nghiệp. Lãnh thổ của triều Thanh cơ bản cũng đã đều đi tới thống nhất.
Khang Hy là vị hoàng đế thứ tư của triều này và cũng là vị hoàng đế rất có danh tiếng. Trong thời gian tại vị đã đánh tan âm mưu muốn chiếm đoạt lãnh thổ Đại Thanh của Sa Nga ( nước Nga ), đánh bại quân đội Nga Hoàng. Trong trận chiến trên biển Bành Hồ cũng đã thành công thống nhất Đài Loan, kiến tạo nên một cục diện tốt đẹp của “Khang Càn thịnh thế”.

Ung Chính đế là con trai thứ tư của vua Khang Hy. Ung Chính đế tại vị chủ yếu để phát triển về chính quyền triều Thanh, phế bỏ các chế độ tiện tịch không hợp lý…, giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân, gia tăng nhân khẩu xã hội. Ung Chính đối với vấn đề chính trị luôn rất mực quan tâm và cần mẫn.
Càn Long là người kế thừa của Ung Chính. Về vấn đề chính trị, Càn Long đế cũng đều không kém gì các tổ tiên đi trước. Đối với xã hội đương thời cũng tiến hành rất nhiều cải cách, đồng thời cũng có cống hiến quan trọng cho việc ổn định biên giới Tây Bắc. Bản thân vua Càn Long cũng là một người vô cùng tài hoa, trong thời gian tại vị cũng xuất hiện rất nhiều các vị văn võ đại thần xuất sắc như Kỷ Hiểu Lam.
Gia Khánh đế là vị hoàng đế bắt đầu đi đến biểu hiện thời suy thoái của triều Đại Thanh, nhưng đây không thể nói ông là một vị hôn quân. Khi ông tại vị, đã nghiêm cấm sử dụng nha phiến ( thuốc phiện ), và đã cự tuyệt tất cả những yêu cầu vô lý của nước Anh đặt ra.
Trong thời kỳ Hoàng đế Đạo Quang đã xảy ra một cuộc chiến tranh thuốc phiện làm chấn động cả Trung ngoại. Nhưng Đạo Quang đế luôn là người hết mực cần mẫn về chính trị, để rồi sau đó ưu sầu thành bệnh.
Vị hoàng đế thứ chín của triều Đại Thanh là vua Giảm Phong. Lúc đó, Đại Thanh đã phải đối mặt với nội trong giặc ngoài. Giảm Phong đế vừa thượng vị đã bắt đầu sử dụng lượng lớn việc cải cách chính quyền, trọng dụng người hán Tằng Quốc Phan…, bắt đầu mở ra con đường vận chuyển qua nước ngoài…Nhưng tiếc rằng, dù vậy cũng vẫn không thể cứu vãn được triều Thanh đang trong giai đoạn suy thoái.
Đồng Trị đế và Quang Tự đế là hai vị hoàng đi bắt đầu đi đến thời kỳ mạt Thanh. Tuy rằng hai người họ cũng không làm thay đổi được gì nhiều, nhưng dưới sự phò tá của Lý Hồng Chương, Tả Tông Đường, Trương Chi Đỗng…vẫn có thể đón chào được sự hưng thịnh ngắn ngủi dưới sự trị vì của thời kỳ Đồng Quang. Năm 1898, ông nhận thấy rõ sự lụi bại của quốc gia, vậy nên đã tuyên chiếu thánh chỉ, ý đồ dẫn dắt đoàn người Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi…phát động cuộc cải cách Mậu Tuất do Khang Hữu Vi đề xướng. Tuy nhiên, lại chịu sự phản đối quyết liệt thủ cũ của Từ Hy thái hậu. Vì vậy, Từ Hy phát động chính biến, giam lỏng Quang Tự đế vào Doanh Đài phía Tây cố cung. “Mậu Tuất biến pháp” từ đó kết thúc. Sau khi Quang Tự bị giam lỏng, uất ức sinh bệnh, không lâu sau thì qua đời ( Quang Tự năm thứ 34 – năm 1908 ). Quang Tự không có con nối dõi, vì vậy Từ Hy thái hậu đã lựa chọn cháu nội của Thuần Hiền Thân Vương, con trai của Nhiếp Chính Vương: Phổ Nghi lên làm hoàng đế – đây là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh.
Ái Tân Giác La. Phổ Nghi tức Tuyên Thống đế. Vị hoàng đế cuối cùng chấm dứt thời kỳ phong kiến Trung Quốc. Ông 2 lần tại vị từ năm 1909 đến 1912, và từ 1/7/1917-12/7/1917. Năm 1911, cách mạng Tân Hợi bùng nổ, 12/2/1912 ông bị ép thoái vị. Sự thống trị của triều Thanh kết thúc! Đến năm 1917 dưới sự khống chế của người Nhật Bản, ông lại lần nữa phải làm hoàng đế rối của nước Mãn Châu, được xưng làm “Khang Đức hoàng đế”. Công nguyên năm 1945, tiền Tô Liên tuyên chiến Nhật Bản tiến công Mãn Châu. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, Phổ Nghi chuẩn bị trốn sang Nhật Bản thì lại bị hồng quân Tô Liên bắt giữ, sau bị coi thành phạm nhân chiến tranh bắt giam vào tù. Sau Phổ Nghi được thông qua hội nghị thương thảo toàn quốc đặc xá ra tù, bị phân đến công viên Bắc Kinh làm người bán vé, nhưng cuối cùng Phổ Nghi vì do ung thư thận nên qua đời.
Nguồn: baidu
Biên dịch & biên tập: Nguyễn Bích Việt Anh