Đại học Sư phạm Quảng Tây tọa lạc tại thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây. Đây là một ngôi trường nhận được nhiều sự quan tâm của các du học sinh Việt Nam. Đã có rất nhiều thế hệ du học sinh Việt Nam tốt nghiệp tại đây. Trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ review cho các bạn đang quan tâm đến du học Trung Quốc về ngôi trường đại học này nhé!
Posts by Nguyễn Quảng Đạt
55 posts
Cõi âm là nơi linh hồn loài người chúng ta cư ngụ sau một cuộc sống vật chất đầy sự trải nghiệm. Các bạn có tin rằng đó là một thế giới có thật hay không? Bài viết này, mình sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện về thế giới cõi âm. Bài viết này dựa trên một câu chuyện hoàn toàn có thật.
Đại học Sư phạm Nam Ninh có tên tiếng Trung là 南宁师范大学(Nanning Normal University), là một ngôi trường đại học lớn tọa lạc tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Mình đã từng học 3 năm hệ thạc sĩ chuyên ngành kinh tế khu vực ở ngôi trường này. Và ở trong bài viết ngày hôm nay mình sẽ review cho các bạn về nó nhé.
Đại học Quảng Tây là một trường đại học đã được thành lập gần một thế kỉ. Đây là ngôi trường đại học nổi tiếng tại Trung Quốc nói chung và tại Quảng Tây nói riêng. Trong bài viết này mình sẽ review cho các bạn về ngôi trường nổi tiếng này nhé!
Đại học Dân tộc Quảng Tây là một trường đại học nổi tiếng tọa lạc tại thành phố Nam Ninh, thủ phủ của tỉnh Quảng Tây. Mình vốn là cựu du học sinh tại ngôi trường này. Với thời gian sinh sống và học tập 8 năm tại đây, trong bài viết này mình sẽ review chi tiết về trường Đại học Dân tộc Quảng Tây cho các bạn nhé. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Tâm lý và mục tiêu là hai yếu tố quan trọng cần chuẩn bị trước khi bạn đưa ra quyết định học bất cứ ngôn ngữ nào. Đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc học. Hãy suy nghĩ kĩ xem mình có thực sự yêu thích tiếng Trung không, nếu mình thành thạo ngôn ngữ này mình sẽ thu hoạch được những lợi ích gì và mình sẽ phải bỏ ra những gì. Nên lên kế hoạch trước về thời gian biểu của mình, vạch ra quỹ thời gian mà mình có thể theo đuổi việc học tiếng Trung là bao lâu.
Thành ngữ Trung Quốc thường xuất phát từ những điển tích thú vị nào đó. Thành ngữ thường được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói hằng ngày cũng như trong sáng tác văn thơ trong văn học. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, biểu cảm cao. Hãy cùng tìm hiểu sự tích một số câu thành ngữ Trung Quốc kinh điển để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách sử dụng chúng cũng như hiểu thêm về ý nghĩa nhân sinh quan nhé!
Tại Trung Quốc, những câu truyện truyền thuyết bí ẩn đó lại là thành phần quan trọng để góp phần tạo dựng nên văn hóa dân gian. Từ Nữ Oa vá trời đến Tinh Vệ Điền Hải; Kuafu đuổi theo mặt trời…từ những mảnh ghép của các câu chuyện thần thoại hội tụ thành một bản văn chương hoàn chỉnh, hình thành nên một nét văn hóa độc đáo riêng.
Phần lớn những câu truyện truyền thuyết đều được gắn kết với các kỳ quan thiên nhiên. Còn ở Đại Lý, cũng có nhiều truyền thuyết đặc sắc riêng biệt của nó, và những câu chuyện đó đều có liên quan tới cảnh sắc thiên nhiên hoặc những mùa màng cụ thể.
Tiết Trùng Dương – tết Trùng Dương, là lễ tết truyền thống của Trung Quốc, theo phong tục của người Trung Quốc, tết này vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm. Số “chín” trong Dịch Kinh (易经)được coi là con số dương, “cửu cửu” (九:Chín)hai con số dương trùng nhau, gọi là “trùng dương” (重阳). Bởi do ngày và tháng đều lặp lại con số “chín”, nên còn có một tên gọi khác là “Trùng Cửu” (重九). Cửu cửu quy chân, nhất nguyên triệu thủy (九九归真,一元肇始:Số chín gặp nhau, một năm bắt đầu). Cổ nhân cho rằng, cửu cửu trùng dương là ngày ngày lành tháng tốt, là ngày may mắn.
Căn cứ theo ghi chép lịch sử, “canh dê màn đầu” bắt nguồn từ thời Bắc Tống. Trong cuốn sách “Cảnh thế thông ngôn” (警世通言) của Mộng Long Hữu thời nhà Minh có ghi chép một câu chuyện có tên “Triệu Thái Tổ nghìn dặm tiễn Kinh nương” (赵太祖千里送京娘). Tương truyền vào thời Ngũ đại thập quốc, lúc bấy giờ có Triệu Khuông Dận là một chí sĩ nghèo…