Canh là một trong những món ăn quan trọng không thể thiếu trong bữa ăn của người Trung Quốc đặc biệt là đối với người dân miền nam. Người miền nam Trung Quốc có thói quen uống canh trước mỗi bữa ăn, còn người miền bắc thì ngược lại.
Văn Hóa Trung Quốc
Đắc nhân tâm tức là có được lòng người. Sách Mạnh Tử viết: “đắc nhân tâm giả đắc thiên hạ”. Câu này có nghĩa là người có được lòng người sẽ có được thiên hạ.
Xuân hiểu là bài thơ rất nổi tiếng của nhà thơ Mạnh Hạo Nhiên. Nhân một đêm mất ngủ, mình sẽ thử phân tích bài thơ này theo cảm nhận của riêng mình nhé.
晓
春眠不觉晓,处处闻啼鸟。
夜来风雨声,花落知多少。
Ở Việt Nam, tên các quốc gia trên thế giới thường có hai cách gọi. Một là gọi theo phiên âm Hán Việt dựa theo cách gọi của người Hán. Hai là gọi theo phiên âm trực tiếp từ tiếng nước đó sang tiếng Việt hoặc phiên âm Anh Việt. Ví du: Roma có thể gọi là Rô-ma hoặc có thể gọi là La Mã theo âm Hán Việt. Phần nhiều chúng ta gọi tên các nước theo âm Hán Việt vì nghe nó cảm giác gần gũi và dễ nhớ hơn.
Để cổ vũ người khác, người Việt Nam chúng ta thường dùng từ “cố lên”. “Cố lên” có nghĩa là cố gắng tiếp tục, cố gắng đi về phía trước… Còn ở Trung Quốc thì người ta dùng từ ” 加油 – jiā yóu “. Jia You có nghĩa gốc (nghĩa đen) là thêm dầu (add oil) và nghĩa chuyển (nghĩa bóng) là “cố lên”.
Theo truyền thống Trung Hoa, ngày 23-24-25 tháng chạp hàng năm là ngày “tế táo” hay còn gọi là “tiểu niên”. Đây là ngày mà các gia đình Trung Hoa cúng Táo quân hay Táo thần, một vị thần bếp. Nếu bạn hỏi một người Trung Quốc, “tiểu niên” là ngày nào, chắc chắn bạn sẽ nhận được những câu trả lời không giống nhau. Có người nói là ngày 23, có người nói 24, cũng có người sẽ nói là ngày 25 tháng chạp mới đúng.
Có thể nói “trọng thể diện” và “thích khoa trương” là hai điều dễ nhận thấy ở người Trung Quốc. Tất nhiên, đã là con người thì ai cũng muốn có thể diện, đất nước nào cũng như nhau. Đối với người Trung Quốc lại khác, thể diện giống như mạng sống của họ vậy. Điều này nó vừa là đặc điểm tốt mà cũng đồng thời là một đặc điểm xấu tồn tại trong xã hội Trung Quốc.
Tứ thư đã tồn tại từ thời kỳ trước khi thành lập triều Tần. Khi đó chưa có tên gọi “tứ thư” , ngoài sách “luận ngữ” ghi chép hành động và lời nói của Khổng Tử còn có các sách “Mạnh Tử”, “Đại Học” và “Trung Dung”.
Khổng Tử (551-479 trước công nguyên) tên là Khâu, tự Trọng Ni, người nước Lỗ. Ông là một nhà tư tưởng, nhà giáo dục vĩ đại vào cuối thời kỳ Xuân Thu tại Trung Quốc. Khổng Tử cũng là người sáng lập ra học phái Nho gia.
Thanh Minh là một trong 24 tiết khí của Trung Quốc, cũng là một lễ tiết truyền thống lâu đời của người Trung Quốc. Tiết Thanh Minh rơi vào tháng 3 âm lịch (tức khoảng ngày 5 tháng 4 dương lịch). Đây là thời khắc tiết xuân tươi đẹp, không khí khiết tịnh vì vậy mà nó có tên là tiết thanh minh.