Tứ Thư Ngũ Kinh Và Tư Tưởng Nho Gia
03/01/2020
Tứ Thư Ngũ Kinh và tư tưởng Nho gia
Mục Lục
Tứ thư đã tồn tại từ thời kỳ trước khi thành lập triều Tần. Khi đó chưa có tên gọi “tứ thư” , ngoài sách “luận ngữ” ghi chép hành động và lời nói của Khổng Tử còn có các sách “Mạnh Tử”, “Đại Học” và “Trung Dung”. “Mạnh Tử” là sách kí thuật tư tưởng chính trị của Mạnh Kha – một nhân vật đại biểu khác của học phái Nho gia. Còn “Đại Học” và “Trung Dung” vốn là hai thiên trong sách “Lễ Ký”, chủ yếu nói về làm thế nào để học tri thức và làm thế nào để tu thân. Tới đời Nam Tống, học giả nổi tiếng là Chu Hi đem chúng tách biệt độc lập và chú giải, cùng với Luận Ngữ và Mạnh Tử hợp lại trở thành giáo tài nhập môn sơ cấp kinh điển Nho gia và được gọi là tứ thư.
Ngũ kinh là “dịch kinh”, “thượng thư”, “thi kinh”, “lễ ký”, “xuân thu” 5 cuốn điển tịch.
Vào thời kỳ hai triều đại Minh và Thanh , các cuộc thi khoa cử đều căn cứ vào các câu bên trong “tứ thư ngũ kinh” mà ra đề, thí sinh giải thích câu chữ nhất định phải dựa theo “tứ thư chương câu tập chú” của Chu Hi… Thế là “tứ thư ngũ kinh” trở thành sách giáo khoa quan trọng nhất của các phần tử trí thức, mà tư tưởng Nho gia ở trong “tứ thư ngũ kinh” vì thế đã trở thành chuẩn mực đối nhân xử thế của người đời lúc bấy giờ. Những tư tưởng bao hàm trong “tứ thư ngũ kinh” cũng ảnh hưởng sâu sắc tới con người cho tới tận ngày nay.
Văn hóa Trung Quốc thường thức
0 Comments