Skip to content Skip to main navigation Skip to footer

Sự tích những câu thành ngữ Trung Quốc

Thành ngữ Trung Quốc thường xuất phát từ những điển tích thú vị nào đó. Thành ngữ thường được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói hằng ngày cũng như trong sáng tác văn thơ trong văn học. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, biểu cảm cao. Hãy cùng tìm hiểu sự tích một số câu thành ngữ Trung Quốc kinh điển để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách sử dụng chúng cũng như hiểu thêm về ý nghĩa nhân sinh quan nhé!

Sự tích một số câu thành ngữ Trung Quốc

1.Thục năng khánh xảo (孰能轻巧:Trăm hay không bằng tay quen)

Xưa có một người tên Trần Khang Tiêu, hiệu Nghiêu Tư, bắn cung siêu việt, độc nhất vô nhị. Vì vậy, hắn rất tự đại và kiêu ngạo, thường tự khoe người khác về bản lĩnh phi thường của mình: “Bản lĩnh của ta không ai có thể bằng, các người ai dám đấu với ta đây?”

Thục năng khánh xảo (孰能轻巧:Trăm hay không bằng tay quen)

“Thuật bắn cung của sư phụ đúng là không ai có thể sánh nổi, quá thực quá cao minh, chúng con làm sao có thể đấu được với sư phụ!”… “Đúng vậy, chúng con vẫn cần nhờ sư phụ chỉ dạy thật nhiều, sư phụ biểu diễn lại cho chúng con xem đi, để chúng con học hỏi theo!”. Những học trò trẻ tuổi này vì muốn được Trần Khang Tiêu truyền dạy lại kỹ thuật bắn tên, nên ngày ngày kính cẩn lễ phép, nghĩ ra đủ mọi cách để nịnh nọt hắn.

Một hôm, Trần Khang Tiêu đang dạy đồ đệ luyện bắn cung trong sân, có một ông già bán dầu đi qua, liền dừng lại xem. Tiêu cầm cung lên bắn, cả mười mũi tên đều trúng hồng tâm, bách phát bách trúng. Đám đồ đệ xung quanh, người nào người nấy cũng đều vỗ tay không ngớt. Trần Khang Tiêu nhìn qua ông già với nét mặt vênh váo: “Ông thấy thế nào?”. Nhưng ông già chỉ lắc đầu nhẹ, nói: “Không ổn”.

Trần Khang Tiêu trong lòng khó chịu, lên giọng hỏi câu thách thức: “Này, ông già kia, ông có biết thế nào là bắn tên không?” Ông già liền nói: “Không biết!”. “Vậy là ta bắn không tốt?” – Tiêu hỏi.
Ông già đáp: “Tốt thì tốt, nhưng trình bắn tên này của ngươi cũng chỉ ở mức tầm thường, cũng chẳng phải là giỏi giang gì.”

“Lão già, ông có ý gì đây? Ông dám sỉ nhục sư phụ bọn ta vậy sao? Ông biết cung thuật của sư phụ ta là không ai sánh bằng hay không? Ông đúng là coi thường người khác quá rồi đấy.”

“Cậu thanh niên, cậu đừng giận dữ như vậy chứ! Những lời tôi nói đều là sự thật, cung thuật của sư phụ cậu quá đỗi bình thường, quả thực không có tí gì là hơn người.”

“Ông già, nghe ông nói như vậy thì chắc là người trong nghề, vậy ông thử lộ vài chiêu cho chúng tôi xem. Nếu không phục thì ta thi đấu, chỉ nói không làm thì được xem là bản lĩnh gì?”. “Tiểu huynh đệ, tôi không có bản lĩnh bắn cung, nhưng tôi sẽ đổ dầu cho mấy người xem.” Chúng đồ đệ bàn tán xôn xao: “Đổ dầu? Cái này mà lão già như ông cũng đem ra biểu diễn được à? Cái này ai mà chẳng biết! Thôi, ông đừng đùa nữa…!”. “Vậy mấy người xem đã rồi biết!”

Ông già nói xong, liền lấy một bình hồ lô để lên mặt đất, rồi để một đồng tiền hai mặt có lỗ lên miệng nắp hồ lô. Sau đó, ông lấy một thìa dầu, ngắm chuẩn, bắt đầu nghiêng thìa đổ vào. Dầu mà ông già đổ vào như những sợi dây nhỏ màu vàng, thông qua những đồng tiền xu rồi chảy vào trong hồ lô. Sau khi đổ xong, chẳng có giọt dầu nào dính lên đồng tiền.

Ông già khiêm tốn nhìn sang Trần Khang Tiêu, nói: “Đây chỉ là một vài kỹ thuật tầm thường mà thôi, cũng là cái đạo lý trăm hay không bằng tay quen! Trần Khang Tiêu nghe xong vô cùng hổ thẹn, từ đó ngày một chăm chỉ luyện tên hơn, cũng không bao giờ đi khoe khoang thuật bắn tên của mình nữa. Sau, kiếm thuật và nhân phẩm của Trần Khang Tiêu đã ngày một tốt hơn.

Xem thêm: Học tiếng Trung trực tuyến như nào cho hiệu quả?

2.Họa Long điểm tinh (画龙点睛:Vẽ mắt cho )

Tương truyền thời xưa có một họa sĩ tên Trương Tăng Dao, nổi tiếng nhất là họa Rồng.

Một lần, cậu ta vẽ bốn con rồng lớn trên bức tường của chùa An Lạc tại Kim Lăng (Nam Kinh hiện nay). Những con rồng được vẽ như ẩn như hiện, giống y như thật, chỉ là không có mắt. Người dân đều hỏi sao cậu ta không vẽ thêm đôi mắt, Trương nói: “Đôi mắt không phải muốn vẽ là vẽ được, nếu như vẽ rồi, thì rồng sẽ bay lên trời mất!”. Cậu ta nói xong, không ai tin, còn nghĩ cậu ta đang nói điêu lừa gạt bọn họ. Sau, vì không nhịn nổi người dân hết mực cầu xin, Trương Tăng Dao đành phải vẽ điểm lên đôi mắt rồng. Chuyện kỳ lạ quả nhiên đã xảy ra, trong khi cậu ta đang vẽ đôi mắt cho con rồng thứ hai, đột nhiên có trận gió lớn kéo đến, cùng với tiếng sét đánh, hai con rồng lớn chớp chớp đôi mắt, rồi lập tức cử động bay vụt lên trời. Người nào người nấy xem xong đều há mồm trợn mắt, không nói nên lời, chỉ biết giơ tay trỏ biểu hiện khâm phục Trương Tăng Dao.

Họa Long điểm tinh (画龙点睛:Vẽ rồng điểm mắt)

Từ đó, thông qua sự tích này, thành ngữ “vẽ mắt cho rồng” bắt đầu được xuất hiện. Thành ngữ này thường được dùng trong lúc vẽ, lúc nói,… trong những lúc quan trọng nói ra những lời cực kỳ xúc tích, hàm nghĩa, hay trong khi vẽ khiến bức tranh càng sinh động có hồn.


3.Ngu Công di sơn(愚公移山:“Ngu công dời núi”)

Truyền thuyết kể rằng, xưa có hai quả núi lớn: một núi tên “Núi Thái Hành” (太行山), một núi tên “Núi Vương Ốc”(王屋山). Ở phía bắc núi có một ông già gần 90 tuổi tên là Ngu Công. Mỗi khi ông muốn xuống núi, đều bị hai quả núi lớn này ngăn đường chặn lối. Ông phải đi một vòng dài quanh núi, mới sang được phía nam bên kia.

Một hôm, ông gọi cả nhà đến bàn chuyện, nói: “Cả nhà ta cùng dồn tâm hiệp lực, dùng hết tinh huyết cả đời để rời hai quả núi Thái Hành và Vương Ốc, để xây một con đường tới thẳng phía nam. Các con nghĩ sao?”

Mọi người đều tán thành lời nói của ông, nhưng bà vợ của Ngu Công lại đề xuất ra một câu hỏi: “Cả nhà chúng ta cho dù có dồn tâm hợp lực lại với nhau, đến cả quả núi nhỏ cũng không thể rời đi được, thì sao mà rời được cả hai quả núi lớn như Thái Hành và Ốc Sơn đây? Hơn nữa, cho dù có rời, thì đất đá mà đã đào được biết chuyển đi đâu?”

Ngu Công di sơn(愚公移山:“Ngu công dời núi”)

Sau khi thảo luận, mọi người còn nghĩ có thể rời đất đá chuyển sang bên biển phía đông và nơi xa nhất của phía bắc.

Sáng sớm hôm sau, Ngu Công gọi hết con cháu trong nhà bắt đầu vào công việc rời núi. Tuy rằng, mọi người trong nhà ngày qua ngày đào cũng không được là bao, nhưng họ vẫn luôn kiên trì đào. Cho đến khi đổi mùa, mới được về nhà một lần.

Có một người già tên Trí Sưu sau khi biết chuyện, đến khuyên Ngu Công nói: “Ông làm vậy thật không thông minh chút nào, với chút sức lực cỏn con này của ông thì làm sao có thể rời được hai quả núi lớn thế này chứ?”. Ngu Công đáp: “Con người ông quả thực rất chi ngoan cố, cho dù tôi có chết đi, thì vẫn còn con tôi ở đó. Con trai chết rồi thì con có cháu, cháu sinh con ra thì còn có chắt, chắt sinh ra con nữa, thì cháu cháu chắt chắt là nguồn sẽ không bao giờ cạn! Còn núi thì sẽ không cao lên được nữa, thì hỏi sao ta lại không rời được?”

Lúc đó, thần núi thấy cả nhà Ngu Công đào núi liên tục, liền lên thiên đình báo cáo sự việc này cho Thượng Đế. Thượng Đế cảm động với sự kiên trì của Ngu Công, liền phái hai lực thần hạ phàm, cõng hai quả núi đi. Từ đó, nhà của Ngu Công không còn bị hai ngọn núi làm cách trở nữa.

4.Phàn Lũng Phụ Phụng(攀龙附凤:bám rồng dựa phượng)

“Long”, “Phượng” trong thành ngữ này là chỉ những tên nịnh bợ, dựa dẫm vào những người có quyền có thế.

Thành ngữ này bắt nguồn từ “Hán Thư. Tự Truyện Hạ” (汉书.叙转下). Vị hoàng đế đầu tiên của Tây Hán – Lưu Bang, xuất thân từ một gia đình nhà nông, cha mẹ của ông đến cái tên cũng không có. Lưu Bang tên thật là Quý, ý là “Lão Tam” (người con thứ ba). Cho đến khi làm hoàng đế, mới đổi tên thành Bang.

Lúc Lưu Bang ba mươi tuổi, đã từng làm tiểu sứ thôn quê – đình trưởng của huyện Phối thời triều Tần. Lưu Bang là người độ lượng, phóng khoáng, làm việc rất có khí chất, được nhiều người yêu quý. Tiêu Hòa, Phan Hội, Hạ Hầu Anh…đều là bạn thân của Lưu Bang lúc đó. Những người này sau cũng vì Lưu Bang mà dốc sức cho triều đình.

Phan Hội là đồng hương của Lưu Bang, làm nghề bán thịt chó. Sau khi Trần Thắng, Ngô Quảng nổi binh khởi nghĩa, huyện lệnh của huyện Phối vô cùng sợ hãi, định nhân cơ hội khởi nghĩa hưởng ứng với Trần Thắng, liền báo với Phan Hội nhờ Lưu Bang đến giúp đỡ. Không ngờ khi Lưu Bang mang mấy trăm người đến, huyện lệnh lại hối hận. Vì vậy Lưu Bang thuyết phục người trong làng ám sát huyện lệnh, thống lĩnh hai- ba ngàn người nổi binh công thành.

Lưu Bang và Hạ Hầu Anh sớm đã có giao tình, anh ta trước đây vốn là mã phu của huyện nha, mỗi lần phụng mệnh kéo xe cho đại sứ triều đình về, đều phải ghé qua chỗ Lưu Bang, tám chuyện với nhau rất lâu, đến khi mặt trời lặn mới chịu đi. Sau đó, Hạ Hầu Anh lên làm huyện sứ, qua lại với Lưu Bang càng mật thiết hơn. Một hôm, trong lúc nô đùa, Lưu Bang không cẩn thận làm Hạ Hầy Anh bị thương. Có người kiện Lưu Bang thân làm đình trưởng, ra tay đánh người, nên phạt nặng làm gương. Hạ Hầu Anh lập tức giải thích cho Bang, không ngờ lại bị cho là ngụy tạo chứng cứ bắt vào ngục, một năm trong tù. Sau này, Lưu Bang khởi binh, Hạ Hầu Anh và Phan Hội chủ động tham dự, được phong làm bộ tướng.

Sau, Lưu Bang ngày càng phát triển, lại có thêm một người tên Quán Anh đến nhờ cậy Lưu Bang, vốn chỉ là một thương nhân mua bán vải thông thường. Sau này, Quán Anh trở thành tâm phúc cho Lưu Bang, lĩnh binh khởi nghĩa khắp nơi, lập không ít chiến công.

Năm 208 trước công nguyên, Lưu Bang quyết định họp quân khởi nghĩa, đem quân tiến đánh vào Tần đô Hàm Dương. Đầu năm thứ hai, đội quân Lưu Bang đóng quân ở ngoại giao thành, ở đó có một tiểu sứ tên Lệ Thực Kỳ đến hiến kế. Lệ nói với Bang: “Hiện giờ đội quân của người không đến vạn, lại thiếu sự huấn luyện, muốn tiến công Tần thành, như nhảy vào miệng cọp. Chi bằng, hãy đánh chiếm Trần Lưu trước? Ta ở đó chiêu binh mãi mã, đợi khi nào quân hùng thế mạnh, hẵng chiếm thiên hạ cũng chưa muộn!” Lệ còn nói là có giao tình cũ với huyện lệnh Trần Lưu, chi bằng cho Lệ đi khuyên Trần đầu hàng, nếu Trần không hàng thì mới giết.”

Lưu Bang nghe xong thấy ổn, Lệ Thực Kỳ chạy ngựa ngày đêm vào thành khuyên nhủ huyện lệnh, nhưng huyện lệnh không chịu khởi nghĩa. Vì vậy, Lệ đành đến đêm chặt đầu huyện lệnh mang đến cho Lưu Bang. Ngày thứ hai, khi Lưu Bang công thành, lấy đầu huyện lệnh treo trên trước tường thành, kết quả người thủ thành liền lập tức đầu hàng. Tại Trần Lưu, Lưu Bang bổ sung rất nhiều lương thực và binh lính và vũ khí.

Sau đó, Lệ Thực Kỳ lại tiến cử người em trí dũng song toàn – Lệ Thương cho Lưu Bang, Lệ Thương lại đem 4000 quân cho Bang, liền được nhận lệnh làm phó tướng, đem binh công đánh Khai Phong. Sau, Lưu Bang còn đánh thắng Hạng Vũ, lên ngôi hoàng đế vào năm 202 trước công nguyên, kiến lập vương triều Tây Hán.

Sau khi lên ngôi hoàng đế, Lưu Bang sắc phong cho những đại công thần khai quốc: Phan Hội, Hạ Hầu Anh, Quán Anh, Lệ Thương…được phong làm Vũ Dương Hầu, Đương Nhũ m Hầu, Dĩnh m Hầu và Khúc Châu Hầu…

5.Tam Cố Mao Lư (三顾茅庐:Ba lần đến lều tranh)

Cuối thời Đông Hán, Gia Cát Lượng đến ở ngôi nhà tranh(茅庐:Mao Lư) tại Long Trung.

Mưu sĩ Từ Thứ(徐庶)tiến cử với Lưu Bị nói: “Gia Cát Lượng là một kỳ tài!”. Lưu Bị vì muốn mời Gia Cát Lượng làm quân sư trợ mình đánh chiếm thiên hạ, liền cùng Trương Phi, Quan Vũ đích thân đi mời Gia Cát Lượng xuất núi. Nhưng đúng lúc Gia Cát Lượng lại không có nhà, chỉ đành để lại tên tuổi, rồi vui vẻ đi về. Cách vài ngày, Lưu Bị nghe ngóng được Gia Cát Lượng đã quay trở về, lại đem theo Quan Vũ, Trương Phi đối mặt với bão tuyết đến mời Lượng về. Nào ngờ, Gia Cát Lượng lại ra ngoài rồi, bọn họ đành phải tay không đi về.

Tam Cố Mao Lư (三顾茅庐:Ba lần đến lều tranh)

Lần thứ ba Lưu Bị đến Long Trung, cuối cùng thì cũng gặp được Gia Cát Lượng. Trong cuộc đàm thoại, Lưu Bị thấy Gia Cát Lượng vô cùng tinh thông tình thế thiên hạ lúc bấy giờ, ông vô cùng thán phục.

Lưu bị ba lần đến mời, khiến Gia Cát Lượng vô cùng cảm động, đồng ý xuất sơn tương trợ. Lưu Bị tôn Gia Cát Lượng lên làm quân sư, và nói với Trương Phi, Quan Vũ: “Ngã chi hữu Khổng Minh, du ngư chi hữu thủy dã!”(我之有孔明,犹鱼之有水也), ý là “Ta có Khổng Minh, giống như cá có nước!”

Gia Cát Lượng vừa xuất núi, đã giúp cho Lưu Bị đánh thắng không ít trận, vì Lưu bị mà tạo dựng nền móng cho nước Thục Hán.

Thành ngữ “Tam Cố Mao Lư” từ đó mà có! Ý chỉ sự chân thành, khẩn khoản, năm lần bảy lượt phải mời cho bằng được.

Biên tập: Nguyễn Bích Việt Anh

Related

Content Protection by DMCA.com
0 Comments

There are no comments yet

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

%d bloggers like this: