Song nhất lưu là tên gọi tắt của kế hoạch xây dựng đại học hàng đầu thế giới và ngành học hàng đầu thế giới. Dự án Song nhất lưu có mục tiêu xây dựng các trường đại học Trung Quốc ưu tú và các bộ môn (ngành học) lên tầm cỡ thế giới. Trong tiếng Trung, nhất lưu có nghĩa là hạng nhất. Vì dự án xây dựng đại học hàng đầu thế giới và dự án xây dựng ngành học hàng đầu thế giới là 2 hạng mục cho nên được gọi tắt là dự án song nhất lưu.
Tìm hiểu: Du học Trung Quốc
Sơ lược về dự án Song nhất lưu
Mục Lục
- Tên tiếng Trung: 世界一流大学和一流学科
- Tên tiếng Anh: The World First Class University and First Class Academic Discipline Construction, First-class universities and disciplines of the world, World first-class universities and world first-class disciplines project
- Tên gọi tắt: Song nhất lưu/双一流/Double First Class
- Dự án đại học hạng nhất thế giới: 42 trường
- Dự án ngành học hạng nhất thế giới: 465 ngành học, 95 trường đại học
Số trường đại học nằm trong dự án Song nhất lưu có tổng cộng 137 đơn vị tương đương tổng số trường đại học nằm trong dự án 985 và 211. Như vậy có thể hiểu rằng dự án Song nhất lưu chính là dự án nhằm thay thế cho dự án 985 và dự án 211. Đại học nằm trong dự án đại học hạng nhất thế giới được gọi là “đại học song nhất lưu”. Đại học nằm trong dự án ngành học hạng nhất thế giới được gọi là “đại học ngành học song nhất lưu”.
Dự án Đại học Song nhất lưu
Dự án Đại học Song nhất lưu (Double First Class Universities – 世界一流大学) bao gồm 42 trường trong đó có 36 trường hạng A và 6 trường hạng B. Danh sách các trường đại học song nhất lưu:
Hạng A (36 trường)
– Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh (Đại học Bắc Hàng) (北京航空航天大学)
– Đại học Công nghệ Bắc Kinh (北京理工大学)
– Đại học Sư phạm Bắc Kinh (北京师范大学)
– Đại học Trung Nam (中南大学)
– Đại học Nông nghiệp Trung Quốc (中国农业大学)
– Đại học Trùng Khánh (重庆大学)
– Đại học Công nghệ Đại Liên (大连理工大学)
– Đại học Sư phạm Hoa Đông (华东师范大学)
– Đại học Phục Đán (复旦大学)
– Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân (哈尔滨工业大学)
– Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung (华中科技大学)
– Đại học Cát Lâm (吉林大学)
– Đại học Lan Châu (兰州大学)
– Đại học Dân tộc Trung Ương (中央民族大学)
– Đại học Nam Kinh (南京大学)
– Đại học Nam Khai (南开大学)
– Đại học Khoa học Kỹ thuật Quốc phòng (国防科技大学)
– Đại học Công nghiệp Tây Bắc (西北工业大学)
– Đại học Hải dương Trung Quốc (中国海洋大学)
– Đại học Bắc Kinh (北京大学)
– Đại học Nhân dân Trung Quốc (中国人民大学)
– Đại học Sơn Đông (山东大学)
– Đại học Giao thông Thượng Hải (上海交通大学)
– Đại học Tứ Xuyên (四川大学)
– Đại học Công nghệ Hoa Nam (华南理工大学)
– Đại học Đông Nam (东南大学)
– Đại học Trung Sơn (中山大学)
– Đại học Thiên Tân (天津大学)
– Đại học Đồng Tế (同济大学)
– Đại học Thanh Hoa (清华大学)
– Đại học Khoa học Kỹ thuật Điện tử (电子科技大学)
– Đại học Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc (中国科学技术大学)
– Đại học Vũ Hán (武汉大学)
– Đại học Giao thông Tây An (西安交通大学)
– Đại học Hạ Môn (厦门大学)
– Đại học Chiết Giang (浙江大学)
Hạng B (6 trường)
– Đại học Hồ Nam (湖南大学)
– Đại học Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Tây Bắc (西北农林科技大学)
– Đại học Đông Bắc (东北大学)
– Đại học Tân Cương (新疆大学)
– Đại học Vân Nam (云南大学)
– Đại học Trịnh Châu (郑州大学)
Dự án ngành học song nhất lưu
Đại học năm trong dự án ngành học song nhất lưu bao gồm 95 trường:
– Đại học An Huy (安徽大学)
– Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh (北京外国语大学)
– Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh (北京林业大学)
– Đại học Giao thông Bắc Kinh (北京交通大学)
– Đại học Thể dục Bắc Kinh (北京体育大学)
– Đại học Công nghệ Hóa học Bắc Kinh (北京化工大学)
– Đại học Trung Y Dược Bắc Kinh (北京中医药大学)
– Đại học Bưu Điện Bắc Kinh (北京邮电大学)
– Đại học Công nghiệp Bắc Kinh (北京工业大学)
– Đại học Sư phạm Thủ đô (首都师范大学)
– Học viện Hý kịch Trung ương (中央戏剧学院)
– Học viện Mỹ thuật Trung ương (中央美术学院)
– Đại học Sư phạm Hoa Trung (华中师范大学)
– Học viện Âm nhạc Trung ương (中央音乐学院)
– Đại học Tài chính Trung ương (中央财经大学)
– Đại học Trường An (长安大学)
– Đại học Công nghệ Thành Đô (成都理工大学)
– Đại học Trung y dược Thành Đô (成都中医药大学)
– Học viện Mỹ thuật Trung Quốc (中国美术学院)
– Học viện Âm nhạc Trung Quốc (中国音乐学院)
– Học viện Ngoại giao (外交学院)
– Đại học Y khoa Trung Quốc (中国药科大学)
– Đại học Địa chất Trung Quốc (Bắc Kinh) (中国地质大学(北京))
– Đại học Địa chất Trung Quốc (Vũ Hán) (中国地质大学(武汉))
– Đại học Khoáng nghiệp Trung Quốc (中国矿业大学)
– Đại học Khoáng nghiệp Trung Quốc (Bắc Kinh) (中国矿业大学(北京))
– Đại học Dầu khí Trung Quốc (Bắc Kinh) (中国石油大学(北京))
– Đại học Dầu khí Trung Quốc (Hoa Đông) (中国石油大学(华东))
– Đại học Chính pháp Trung Quốc (中国政法大学)
– Đại học Truyền thông Trung Quốc (中国传媒大学)
– Đại học Hải sự Đại Liên (大连海事大学)
– Đại học Đông Hoa (东华大学)
– Đại học Công nghệ Hoa Đông (华东理工大学)
– Đại học Phúc Kiến (福州大学)
– Đại học Quảng Tây (广西大学)
– Đại học Trung y dược Quảng Châu (广州中医药大学)
– Đại học Quý Châu (贵州大学)
– Đại học Hải Nam (海南大学)
– Đại học Công trình Cáp Nhĩ Tân (哈尔滨工程大学)
– Đại học Công nghiệp Hà Bắc (河北工业大学)
– Đại học Công nghiệp Hợp Phì (合肥工业大学)
– Đại học Hà Nam (河南大学)
– Đại học Hà Hải (河海大学)
– Đại học Nông nghiệp Hoa Trung (华中农业大学)
– Đại học Sư phạm Hồ Nam (湖南师范大学)
– Đại học Nội Mông Cổ (内蒙古大学)
– Đại học Giang Nam (江南大学)
– Đại học Ký Nam (暨南大学)
– Đại học Liêu Ninh (辽宁大学)
– Đại học Nam Xương (南昌大学)
– Đại học Nông nghiệp Nam Kinh (南京农业大学)
– Đại học Lâm nghiệp Nam Kinh (南京林业大学)
– Đại học Sư phạm Nam Kinh (南京师范大学)
– Đại học Hàng không Vũ trụ Nam Kinh (南京航空航天大学)
– Đại học Trung y dược Nam Kinh (南京中医药大学)
– Đại học Tin tức Công trình Nam Kinh (南京信息工程大学)
– Đại học Bưu điện Nam Kinh (南京邮电大学)
– Đại học Công nghệ Nam Kinh (南京理工大学)
– Đại học Ninh Ba (宁波大学)
– Đại học Ninh Hạ (宁夏大学)
– Đại học Điện lực Hoa Bắc (华北电力大学)
– Đại học Nông nghiệp Đông Bắc (东北农业大学)
– Đại học Nông lâm Đông Bắc (东北林业大学)
– Đại học Sư phạm Đông Bắc (东北师范大学)
– Đại học Tây Bắc (西北大学)
– Học viện Y Hiệp Hòa Bắc Kinh (北京协和医学院)
– Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc (中国人民公安大学)
– Đại học Thanh Hải (青海大学)
– Đại học Quân y số 2 (第二军医大学)
– Đại học Sư phạm Thiểm Tây (陕西师范大学)
– Học viện Âm nhạc Thượng Hải (上海音乐学院)
– Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải (上海外国语大学)
– Đại học Hải dương Thượng Hải (上海海洋大学)
– Đại học Thượng Hải (上海大学)
– Đại học Tài chính Kinh tế Thượng Hải (上海财经大学)
– Học viện Thể dục Thượng Hải (上海体育学院)
– Đại học Trung y dược Thượng Hải (上海中医药大学)
– Đại học Thạch Hà Tử (石河子大学)
– Đại học Nông nghiệp Tứ Xuyên (四川农业大学)
– Đại học Tô Châu (苏州大学)
– Đại học Sư phạm Hoa Nam (华南师范大学)
– Đại học Giao thông Tây Nam (西南交通大学)
– Đại học Dầu khí Tây Nam (西南石油大学)
– Đại học Tây Nam (西南大学)
– Đại học Tài chính Kinh tế Tây Nam (西南财经大学)
– Đại học Công nghệ Thái Nguyên (太原理工大学)
– Đại học Quân y số 4 (第四军医大学)
– Đại học Y khoa Thiên Tân (天津医科大学)
– Đại học Công nghiệp Thiên Tân (天津工业大学)
– Đại học Trung y dược Thiên Tân (天津中医药大学)
– Đại học Tây Tạng (西藏大学)
– Đại học Khoa học viện Trung Quốc (中国科学院大学)
– Đại học Kinh tế Thương mại Quốc tế (对外经济贸易大学)
– Đại học Khoa học Kỹ thuật Bắc Kinh (北京科技大学)
– Đại học Công nghệ Vũ Hán (武汉理工大学)
– Đại học Khoa học Kỹ thuật Điện tử Tây An (西安电子科技大学)
– Đại học Diên Biên (延边大学)
– Đại học Kinh tế Luật Trung Nam (中南财经政法大学)
Mục tiêu
Đẩy mạnh một số trường đại học và ngành học trình độ cao đạt tầm cỡ thế giới hoặc hàng ngũ hàng đầu thế giới. Nâng cao bồi dưỡng nhân tài trong các trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học.
Đến năm 2020, một số trường đại học và ngành học bước vào hàng ngũ hàng đầu thế giới, một số ngành học bước vào hàng ngũ ngành học đứng đầu thế giới.
Đến năm 2030, có thêm nhiều trường đạt mục tiêu kể trên. Cho tới 2050, số lượng và thực lực của các trường đại học và ngành học song nhất lưu đạt được hàng đầu thế giới, Trung Quốc cơ bản trở thành cường quốc giáo dục cao cấp.
Như vậy có thể thấy, thông qua dự án Song nhất lưu, Trung Quốc muốn phát triển đất nước một cách toàn diện trong tương lai dựa trên thực lực và nội lực. Dựa vào các tiêu chuẩn mới và mục tiêu mới để đào tạo bồi dưỡng nhân tài, nâng cao năng lực khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực ứng dụng kĩ thuật công nghệ cao trong thời đại mới.